Gần đây, tôi đã có một cuộc trò chuyện với một khách hàng là một nhà cung cấp phần mềm. Anh ấy muốn Game hóa quá trình cung cấp sản phẩm của công ty: "Chúng tôi chỉ cần thêm mấy thứ như điểm và huy hiệu, cái này chắc dễ thôi phải không?"
Có rất nhiều người cùng chung quan điểm với anh chàng kể trên, rằng Game hóa về mặt kỹ thuật là một vấn đề rất dễ giải quyết. Họ đã đúng - về mặt kĩ thuật. Còn về mặt bản chất thì Game hóa là thiết kế trải nghiệm người chơi, không phải một loại công nghệ. Nhiều tổ chức đã tiến hành và thất bại vì không hiểu rõ những thách thức mà Game hóa phải đối mặt. Chúng ta có thể kể tới ba lí do sau:
Kết quả kinh doanh chưa được xác định rõ ràng.
Giải pháp Game hóa hóa được thiết kế để đạt được mục tiêu của tổ chức hơn là mục tiêu của người chơi.
Giải pháp thu hút mọi người ở cấp độ giao dịch hơn là cấp độ cảm xúc.
Vì bạn đã đọc cuốn sách của chúng tôi và hiểu được tầm quan trọng của những vấn đề trên, chúng tôi sẽ không nhắc lại chúng ở đây nữa. Trong chương này, chúng ta hãy khám phá một số cạm bẫy ít phổ biến nhưng vẫn cần đề phòng khi phát triển các giải pháp Game hóa.
Không thể quản lý kinh tế trò chơi
Về cơ bản, nền kinh tế trò chơi chịu tác động bởi những yếu tố tương tự nền kinh tế đời thực. Tất cả các trò chơi đều có một nền kinh tế với điểm, huy hiệu và giải thưởng được sử dụng trong trò chơi với giá trị nội tại.
Công việc của các nhà thiết kế ứng dụng Game hóa là xác định "nguồn cung tiền bạc" trong nền kinh tế trò chơi. Nếu họ đổ đầy trò chơi bằng những huy hiệu dễ kiếm, họ sẽ làm giảm giá trị của chính những huy hiệu đó. Nếu họ tăng mức điểm cần thiết để chiễm lĩnh thành tựu, lạm phát sẽ sinh ra. Trong các giải pháp Game hóa, điểm chưa quy đổi là những giá trị không được công nhận bởi người chơi và có thể khiến nền kinh tế trò chơi mất cân bằng. Người chơi nên có động cơ sử dụng điểm để nhận ra giá trị của chúng.
Khi thực hiện bất cứ thay đổi nào trong nền kinh tế trò chơi, các nhà thiết kế Game hóa cần nhận thức được tác động của những thay đổi đó đối với người chơi. Một trong những điểm hấp dẫn cơ bản của Game hóa là nó tạo ra sự minh bạch. Hỡi các nhà thiết kế, đừng tạo ra những thay đổi có tác động tiêu cực đến người chơi. Người chơi muốn biết họ sẽ nhận phần thưởng gì khi đầu tư vào trò chơi. Khi lòng tin với nền kinh tế không còn, người chơi sẽ chẳng còn lí do nào để ở lại nữa.
Bạn không cần phải là một nhà kinh tế học để quản lý nền kinh tế trò chơi, nhưng bạn cần nhận thức được tác động sẽ sinh ra khi bạn thực hiện các thay đổi đối với nền kinh tế trò chơi.
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to Blog Game hóa to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.