Blog Game hóa

Share this post

Không có ý tưởng cho cấp độ tiếp theo? Tham khảo ngay các chiến lược dành riêng cho trò chơi giải đố

www.gamehoa.org
[in] Game Design

Không có ý tưởng cho cấp độ tiếp theo? Tham khảo ngay các chiến lược dành riêng cho trò chơi giải đố

Đây là danh sách các chiến lược để giúp bạn nghĩ ra nhiều cấp độ hơn cho trò chơi giải đố của mình.

Trịnh Quỳnh Dung
Nov 5, 2022
Share this post

Không có ý tưởng cho cấp độ tiếp theo? Tham khảo ngay các chiến lược dành riêng cho trò chơi giải đố

www.gamehoa.org

Giới thiệu

Đây là danh sách các chiến lược để giúp bạn nghĩ ra nhiều cấp độ hơn cho trò chơi giải đố của mình. Nhiều chiến lược trong số này đã giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp; tôi tin chúng cũng sẽ giúp cho cả bạn nữa.

Xin cảm ơn những đồng sự đáng tin cậy đã đóng góp vào danh sách này: Brett Taylor, clementsparrow, clickmazes, Corey Martin, Elyot Grant, Ethan Clark, icely, jackk, Joel Fox, Joseph Mansfield, knoxator, Le Slo, marcosd, pancelor, ReflectivistFox, Toombler.

Danh sách chiến lược

1. Tìm một tương tác và ghim nó lại

Xây dựng câu đố xoay quanh một tương tác hoặc một hành động cụ thể, mà tương tác và hành động đó là một phần bắt buộc của đáp án. Cá nhân tôi sử dụng cách tiếp cận này rất thường xuyên.

2. Hòa trộn cơ chế

Bài tập suy nghĩ: Giả sử tất cả các cơ chế trong trò chơi giải đố của bạn được mời đến một bữa tiệc. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế A gặp cơ chế B? Chúng sẽ nói gì với nhau? Liệu cơ chế C có muốn tham gia vào cuộc trò chuyện hay không?

3. Liệt kê các cặp cơ chế

Hãy liệt kê tất cả các cặp cơ chế trò chơi và suy nghĩ về sự kết hợp của từng cặp một.

4. Liệt kê các chuỗi hành động

Liệt kê tất cả các hành động hay tương tác có trong trò chơi của bạn, xếp chúng thành các tổ hợp rồi xây dựng câu đố với tổ hợp đó là đáp án. Ví dụ, nếu trò chơi của bạn có các hành động A, B và C, hãy thử tạo một câu đố mà người chơi bắt buộc phải thực hiện A trước B sau, một câu đố khác với B trước và A sau, rồi một câu đố khác nữa với đáp án là AAB, ABA hoặc ABB,...

5. Thử những điều vô lí

Những suy luận mới mẻ có thể sinh ra trong những câu đố vô lí đến quái dị. Hãy thử viết một câu đố mà chướng ngại vật lấp đầy không gian, hoặc một câu đố không có đủ chỗ cho tất cả mọi người...

6. Vui cùng hình học

Sử dụng kiến thức hình học để tạo ra những câu đố chỉ rộng 2 ô vuông, câu đố đối xứng, câu đố khổng lồ hoặc câu đố không có giới hạn...

7. Lang thang trong một sân chơi lớn

Hãy tạo ra một câu đố có diện tích rộng lớn, với cấu trúc phức tạp cùng vô số chướng ngại vật, rồi thử đi lang thang trong đó xem bạn có thể làm được gì.

8. Phép màu của sự ngẫu nhiên

Sự thật là điều kì diệu hay nảy sinh từ những cấu trúc ngẫu nhiên, bất thường và thậm chí là hỗn loạn. Mỗi khi bạn bí ý tưởng, hãy thử vẽ như trẻ lên ba xem sao nhé. Nó hữu ích hơn bạn tưởng đấy.

9. Tạo một câu đố bất khả thi, rồi biến nó thành câu đố khả thi

Hãy tạo ra một câu đố rõ ràng là không thể giải được. Sau đó thêm vào các chi tiết để xem khi nào đáp án xuất hiện. Hoặc bắt đầu với một nghịch lí, tạo một lỗ hổng trong nghịch lí rồi cẩn thận che lỗ hổng đó đi.

10. Tạo một câu đố bất khả thi, rồi gửi giải nó bằng mọi cách

Vì không gì là không thể.

11. Tạo một câu đố khả thi, rồi biến nó thành câu đố bất khả thi

Bắt đầu với một câu đố có thể giải quyết được, thực hiện các thay đổi cho đến đáp án biến mất, sau đó hoàn tác thay đổi cuối cùng của bạn.

12. Dạy cho người chơi cái gì đó

Tìm một quy tắc hoặc kĩ thuật đặc biệt mà bạn muốn người chơi lưu tâm, rồi tạo một câu đố để dạy nó.

13. Tìm một điểm khấu trừ và ghim nó lại

Bắt đầu với một câu đố bình thường, loại bỏ một yếu tố bất kì để có một câu đố mới.

14. Tạo một chuỗi thiết kế chuyển tiếp

Bắt đầu với một chướng ngại vật bất kì, sắp đặt các đối tượng thành một chuỗi khấu trừ lẫn nhau. Người chơi muốn giải được câu đố sẽ phải thực hiện chính xác chuỗi khấu trừ đó.

15. Thiết lập bất biến

Xây dựng một câu đố trên một số bất biến, chẳng hạn như bất biến hình học, bất biến tôpô, hoặc bất biến trình tự...

16. Tạo ra các hiện tượng mới

Thử xem liệu bạn có thể tạo các câu đố có những dấu hiệu giống nhau lặp đi lặp lại hay không, chẳng hạn như tính chẵn lẻ, vòng lặp, khả năng đảo ngược của hành động, sự tương đương của các hành động, v.v.

17. Thêm các tiện ích

Đừng ngại bổ sung các cơ chế và tiện ích mới vào câu đố, chẳng hạn như đường hầm một chiều, đường hầm sử dụng một lần, câu đố 15, bộ đếm nhị phân, khóa kết hợp,...

18. Phong cách giải đố thông thường

Xem các trò giải đố thông thường để tham khảo những phong cách quen thuộc, chẳng hạn như hai nhiệm vụ xung đột, mở lại cánh cửa để đưa một đối tượng đến khu vực mới,...

19. Bắt đầu từ một chủ đề

Một "chủ đề" hình học hoặc dẫn truyện có thể là tiền đề tốt cho một câu đố. Ví dụ một câu đố sử dụng nhiều khối 2x1, một câu đố yêu cầu hộ tống một đối tượng vượt qua nhiều chướng ngại vật, một câu đố mà hai nhân vật giúp đỡ nhau, v.v. Ngoài ra, tùy thuộc vào trò chơi, bạn có thể tạo một câu đố có ràng buộc, bố cục hoặc giải pháp có liên quan đến bối cảnh hoặc câu chuyện.

20. Nhắm đến một cảm giác

Tạo một cấp độ mà người chơi cảm thấy mạnh mẽ, ngột ngạt hoặc ngạc nhiên,...

21. Chơi khăm

Đưa một cơ chế đến cực điểm logic của nó, tìm một thiết lập hài hước, chế tạo một thứ gì đó ngớ ngẩn, sử dụng các đồ vật theo những cách khác thường (một đồ vật hữu ích giờ đây trở thành chướng ngại vật hoặc ngược lại), tạo một câu đố trông có vẻ khó nhưng thực ra rất dễ, v.v.

22. Mở rộng tầm mắt để đón nhận những khoảnh khắc "mọi thứ sắp xảy ra"

Đôi khi người chơi có thể nảy ra một giải pháp để giải một câu đố nhưng thực tế nó lại không thực sự thành công. Là một nhà pháp triển, bạn hãy ghi nhớ những giải pháp nửa chừng đó và tạo ra một câu đố mà người chơi có thể áp dụng được giải pháp và tìm ra đáp án.

23. Làm rõ sự hiểu lầm hoặc củng cố một định lý

Hãy chú ý đến những hiểu lầm của người chơi về các quy tắc. Bạn có thể tạo ra một câu đố để làm rõ quy tắc đó hoặc khơi dậy một ý tưởng mới. Tương tự, hãy thử tạo một câu đố để củng cố một định lý mà người chơi có thể không hoàn toàn nắm được hoặc chưa khám phá ra hết tiềm năng.

24. Một giải pháp cho nhiều câu đố

Khi người chơi của bạn sử dụng một giải pháp cũ để tìm ra đúng đáp án, bạn có thể kết thúc phần chỉnh sửa câu đố của mình, hoặc tạo ra một câu đố khác mà ở đó giải pháp kia không thể dùng được nữa.

25. Tham khảo người đi trước

Hãy thử chơi Microban, Sokoban hoặc một trò chơi nguyên bản nào đó, kiểm tra xem bạn có thể dùng những quy tắc của mình để giải chúng hay không, rồi thử thay đổi mọi thứ một chút. (Lưu ý: Luôn xin phép và ghi nhận quyền tác giả của người khác nếu bạn cảm thấy mình đã được truyền nhiều cảm hứng. Ngoài ra: đừng sao chép nội dung, đó không phải là mục đích của chiến lược này!)

26. Chuyển dịch kiến thức

Chọn một trò chơi cực kỳ khác biệt và cố gắng đưa một trong các câu đố của trò chơi đó vào trò chơi của bạn. Ví dụ, đưa một câu đố từ Portal vào trò Sokoban dạng lưới của bạn. Đó có thể là một quá trình khó khăn và lộn xộn, nhưng bạn sẽ kết thúc với một cái gì đó hoàn toàn mới và rất khó nhận ra.

27. Chia đôi lấy nửa

Lấy hai câu đố bạn đã có rồi thiết kế một câu đố nằm giữa hai câu đố đó. Ví dụ, một câu đố nằm giữa một câu đố siêu đơn giản và siêu phức tạp, hoặc một câu đố chia sẻ ý tưởng của cả hai.

28. Thiết kế lại một câu đố khó thành một câu đố dễ

Sử dụng một câu đố dễ làm điểm bắt đầu, viết ra một câu đố khó với cùng một giải pháp hình học. Điều này đặc biệt hữu dụng cho các trò chơi có câu đố meta hoặc mục tiêu nhiều cấp độ.

29. Sử dụng máy tính

Một số người sử dụng các chương trình để tạo ngẫu nhiên các câu đố theo phương pháp heuristics, sau đó mới bắt đầu sửa chữa. Một số người còn sử dụng các trình giải đố để hỗ trợ quá trình đột biến và tinh chỉnh cấp độ. Cá nhân tôi không quen và cũng không tìm thấy bất kỳ công cụ nào phù hợp với mình, nhưng tôi vẫn liệt kê chúng ở đây vì mục đích tham khảo.

Ghi chú khác

Thử và sai là một phần của quá trình

Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều ý tưởng không thể trở thành một câu đố thực tế, mà nếu có thành được thì cũng không hay. Cá nhân tôi đã quen với hàng chồng bản nháp mà không hề cảm thấy chán nản. Nhưng mặt khác, đôi khi chỉ một ý tưởng lại có thể dẫn đến nhiều câu đố khác nhau! Thế nên cứ giữ tất cả lại nhé!

Chú ý đến các biến thể

Trong quá trình xây dựng, kiểm tra hoặc khi tinh chỉnh câu đố, hãy tích cực đón nhận các biến thể tiềm năng, chẳng hạn như một ý tưởng là lạ, một thiết lập hơi khác, một cơ chế mới để hóa giải cùng một chướng ngại vật, một phiên bản khó hơn, phiên bản dễ hơn, một bước ngoặt, v.v.

Dịch bởi Trịnh Quỳnh Dung từ cwpat.me

Blog Game hóa là một bản tin được hoạt động nhờ sự đóng góp của người đọc. Để nhận được những nội dung mới và hỗ trợ Blog Game hóa, vui lòng xem xét đăng ký nhận bản tin miễn phí hoặc trả phí.

Share this post

Không có ý tưởng cho cấp độ tiếp theo? Tham khảo ngay các chiến lược dành riêng cho trò chơi giải đố

www.gamehoa.org
Comments
TopNewCommunity

No posts

Ready for more?

© 2023 Ludo Lab
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start WritingGet the app
Substack is the home for great writing