Trong những năm gần đây, game hoá đã trở thành một xu hướng phổ biến và đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong các tổ chức và doanh nghiệp. Trên công cuộc đi tìm một phương pháp mới để tạo sự gắn kết, để đào tạo, trao thưởng và để giữ chân nhân viên của mình, các công ty đã chọn Game hoá để phục vụ cho quản lý nhân lực. Các khái niệm game hoá đã được áp dụng trong các quy trình thực tế như tuyển dụng, đào tạo và phát triển. Nay đã trở thành một mảng phát triển, các cơ chế game giờ đây là một phần không thể thiếu trong việc nâng cao thành tích bán hàng, dịch vụ khách hàng cũng như đào tạo doanh nghiệp.
Game hoá là gì?
Game hoá là sử dụng các cơ chế, các yếu tố hành vi và các kỹ thuật thiết kế thường thấy trong game để áp dụng vào các ngữ cảnh khác ngoài đời. Nói đơn giản hơn, thì game hoá là sử dụng những yếu tố trọng yếu để tạo sự gắn kết trong game, ví dụ như thiết kế, các cấu trúc hoạt động, sự cạnh tranh, những thành tích (achievement), và áp dụng chúng vào những thứ không phải là game (VD: giáo dục, mua vé máy bay, mua trà sữa, hoàn thành bài tập về nhà, v.v.) Và những cơ chế game cơ bản nhất, thường được áp dụng nhất trong game hoá là điểm số, huy hiệu và bảng xếp hạng.
Game hoá giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh như thế nào?
Tất cả các công ty, tổ chức và doanh nghiệp đều muốn các nhân viên của mình đạt được thành tích cao nhất. Một đội ngũ nhân sự năng suất, gắn kết mạnh và có động lực sẽ tạo sức ảnh hưởng lớn lên khả năng phát triển và thành công của cả công ty. Mục tiêu chính của đa số các doanh nghiệp là gia tăng hiệu suất kinh doanh. Việc gắn kết và thúc đẩy các nhân viên để họ phát triển đến mức tối ưu trong chuyên môn của mình, theo một cách hiệu quả và bền vững, chính là phương pháp tối ưu để đạt được điều đó.
Vậy thì, game hoá có thể giúp các doanh nghiệp đạt được điều đó thế nào?
Bốn khía cạnh sau đây sẽ giúp thể hiện rõ khả năng đặc biệt của game hoá để thúc đẩy doanh nghiệp của bạn cũng như cải thiện mạnh mẽ hiệu suất kinh doanh:
1. Sự gắn kết
Sự gắn kết của nhân viên là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Những người nhân viên có gắn kết sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được tới hàng tỷ đồng. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những nhân viên có sự gắn kết sẽ giúp tăng gấp đôi mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Và ngược lại, những công ty nào có ít sự gắn kết với nhân viên cũng sẽ bị ảnh hưởng hiệu suất nghiêm trọng.
Game hoá cho phép các doanh nghiệp còn thiếu một nền tảng văn hoá doanh nghiệp mang tính gắn kết có thể bắt tay vào xây dựng ngay nền tảng đó, cũng như giúp cho các doanh nghiệp đã có nền tảng này có thể đưa nó lên một tầm cao mới. Với một nền tảng game hoá, nhân viên có thể dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, hiểu rõ ưu nhược điểm của bản thân, và được định hướng thực hiện những hành động sẽ giúp họ thăng tiến và thành công. Bằng cách đưa ra những mục tiêu, thành tích và các tiêu chí rõ ràng, game hoá giúp cho người dùng tập trung hơn, và biến những công việc tưởng là nhàm chán trở nên những hoạt động vô cùng thú vị. Những lời khen ngợi, vị thế cũng như những sự thừa nhận mà nhân viene nhận được thông qua các cơ chế phản hồi (feedback) đã được game hoá, ví dụ như các huy hiệu hay các nút “Like”, sẽ giúp tạo động lực cho họ và thúc đẩy họ vượt qua những giới hạn.
2. Đào tạo và quá trình onboarding
Game hoá sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong cách doanh nghiệp của bạn giúp cho nhân viên được nắm rõ tình hình về các sản phẩm mới ra mắt và giúp đào tạo họ bằng những chỉ dẫn linh hoạt. Ngoài ra, các nền tảng game hoá cũng giúp thúc đẩy quá trình onboarding (tiếp nhận người mới) của các nhân viên mới. Game hoá đào tạo thường sẽ bao gồm việc bổ sung những yếu tố game vào những khía cạnh như tham gia hay hoàn thành một tác vụ nào đó. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc các nhân viên tương tác và có sự gắn kết với các tài liệu đào tạo, giải những câu đố, hoàn thành các tình huống giả lập và hơn thế nữa.
Các dự án đào tạo onboarding thường là ngắn gọn hơn, bởi những kiến thức được truyền đạt đều là những kiến thức quan trọng đối với khả năng hoàn thành nhiệm vụ và công việc chung đối với các nhân viên mới. Quá trình onboarding hoàn toàn có thể được biến thành những trải nghiệm mượt mà và thú vị hơn rất nhiều bằng cách sử dụng các cơ chế game ví dụ như những “màn chơi.” Các nhân viên sẽ bắt đầu ở màn chơi dễ, và thăng tiến qua các màn chơi khó hơn khi họ dần nắm được rõ hơn các quy định hay quy trình của công ty. Điều này sẽ giúp cho nhân viên mới có thể dễ dàng thích nghi, hình thành những thói quen mà có thể giúp họ có được một góc nhìn phù hợp đối với vai trò của họ.
Khi kết hợp với Microlearning (mô hình đào tạo chia nhỏ khối kiến thức lớn), game hoá sẽ giúp đạt được tỷ lệ ROI rất cao. Bằng cách sử dụng những khối kiến thức nhỏ và các tác vụ ngắn, đồng thời tặng thưởng cho nhân viên cho sự gắn kết của họ, rất nhiều doanh nghiệp đã rút ngắn được quy trình onboarding của mình. Bởi trong môi trường game hoá, nhân viên sẽ có thể hoàn thành được nhiều tác vụ hơn, cũng như có thể dễ dàng hình dung được những kỹ năng của mình hơn, so với việc chỉ xem những video hướng dẫn hay nghe những bài thuyết trình.
3. Thích nghi với thay đổi
Các doanh nghiệp đưa ra những thay đổi về mặt quản lý thường gặp khó khăn hoặc thất bại vì thiếu sự gắn kết. Các doanh nghiệp thường xuyên phải đối diện và thích nghi với những sự tiến bộ không ngừng nghỉ của công nghệ, những thay đổi chóng mặt trong thị trường, cùng với những xu hướng “sớm nắng chiều mưa” của khách hàng. Nếu nhân viên của họ không có động lực và không muốn trở thành một phần của thay đổi, thì các doanh nghiệp chắc chắn sẽ không có cơ hội thành công. Bằng cách game hoá các quy trình thay đổi này, các nhân viên sẽ có thể nhận được phản hồi ngay lập tức khi họ phạm sai lầm. Họ sẽ được nhắc nhở về mục đích của thay đổi cũng như tại sao sự thay đổi là cần thiết, qua đó cho phép người quản lý tạo sự gắn kết với các thành viên trong team và đảm bảo rằng mọi người đều có chung chí hướng. Tinh thần cạnh tranh, cùng với sự hứng thú và mong muốn được phát triển lên tầm cao mới sẽ giúp cho người dùng luôn được gắn kết, qua đó giúp cho quá trình thích ứng với thay đổi trong doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ.
4. Khả năng tương thích với mục tiêu của doanh nghiệp
Game hoá giúp thúc đẩy và đo lường được hành vi. Để thúc đẩy sales, game hoá sẽ khuyến khích giúp tăng số cuộc gọi, tăng chất lượng đầu mối, tăng các cuộc gặp gỡ với khách hàng, và hơn thế nữa. Thay vì tập trung vào kết quả, thì game hoá tập trung vào những hành vi dẫn đến những kết quả đó. Game hoá là một cách tuyệt vời để khích lệ những hành vi có lợi để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Game hoá là công cụ phần mềm kết nối giữa nhân viên và các mục tiêu chung, cùng với những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi được thiết kế và áp dụng đúng cách, game hoá sẽ giúp tận dụng triệt để những nhu cầu muốn có phản hồi (feedback), muốn được thưởng hoặc muốn đạt được thành quả, để qua đó tạo ra những tương tác giúp truyền cảm hứng cho nhân viên được phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Kết luận lại, game hoá sẽ giúp gia tăng hiệu suất theo rất nhiều cách. Những dự án game hoá thành công sẽ giúp tăng sự gắn kết của nhân viên, đẩy nhanh quá trình onboarding và tạo điều kiện cho những trải nghiệm đào tạo hiệu quả và có ý nghĩa hơn. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu được những lợi ích rất đáng kể từ những yếu tố độc đáo của game hoá.
Về Ludo Lab
Ludo Lab là một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp game hoá cho các tổ chức, bao gồm các doanh nghiệp, các đơn vị giáo dục, các tổ chức phi lợi nhuận, cũng như các cá nhân có nhu cầu cải thiện một khía cạnh nào đó trong công việc cũng như đời sống. Ludo Lab giúp phân tích vấn đề cần được cải thiện của khách hàng, sau đó tận dụng những phương pháp và kỹ thuật game hoá để đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng, và giúp khách hàng xây dựng giải pháp đó. Ludo Lab sở hữu chứng chỉ Chuyên gia Game hoá của tổ chức Engagement Alliance. Để tìm hiểu xem Ludo Lab có thể giúp bạn như thế nào, hãy truy cập vào www.ludolab.vn để liên hệ.