Giải thích quy trình thiết kế trò chơi Web3 cho người mới bắt đầu
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích quy trình thiết kế trò chơi Web3 theo cách đơn giản nhất.
Một trò chơi Web3 bao gồm nhiều yếu tố cấu trúc và thiết kế khác nhau. Khi tổ chức một dự án Web3, người ta luôn phải xem xét tỉ mỉ từng giai đoạn một, đặc biệt là các tính năng liên quan đến tiền điện tử. Người dùng hiện nay rất thích các trò chơi có thể giúp họ kiếm được tiền điện tử, như GameFi hay Chơi để Kiếm tiền (P2E). Với sự mở rộng không ngừng của lĩnh vực tiền điện tử và số lượng người dùng tăng vọt trong các trò chơi tiền điện tử, bây giờ chính là thời điểm tuyệt vời để đi sâu vào lập trình blockchain và học thiết kế trò chơi Web3. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích quy trình thiết kế trò chơi Web3 theo cách đơn giản nhất.
Nền tảng công nghệ Web3 đã đi một chặng đường dài trong vài năm qua. Nhờ vậy, thiết kế trò chơi Web3 giờ đây đơn giản hơn bạn tưởng rất nhiều. Các nhà phát triển thành thạo JavaScript và Unity đang tạo ra các dapp (decentralized application) tối cường trên Moralis - nền tảng backend dành riêng cho Web3. Hệ điều hành “Firebase dành riêng cho tiền điện tử” này có thể tương tác linh hoạt giữa các chuỗi và giữa các nền tảng với nhau. Nó cung cấp cho các nhà phát triển frontend vô số cơ hội.
Trước khi bắt đầu công việc thực sự, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều cơ bản về Web3, về những lợi ích cốt lõi của việc chơi game Web3. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét quá trình thiết kế trò chơi Web3. Trong quá trình này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại người chơi và vòng lặp trò chơi. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cách sử dụng Moralis để tiến vào thế giới trò chơi Web3.
Web3 và trò chơi Web3 là gì?
Web3 là phiên bản tiếp theo của internet có sử dụng công nghệ blockchain. Nó chứa đựng các công cụ tài chính nguyên bản, giúp bạn nhìn không gian mạng theo cách hoàn toàn khác. Một số đặc điểm chính của Web3 là tính phi tập trung, tính minh bạch và tính bất biến. Không có một công ty hoặc tổ chức cụ thể nào nắm giữ dữ liệu. Quyền kiểm soát dữ liệu sẽ hoàn toàn thuộc về chủ sở hữu dữ liệu.
Khi chúng ta nói về trò chơi Web3, chúng ta đang đề cập đến các trò chơi được xây dựng trên công nghệ Web3. Trong hệ sinh thái dữ liệu mở đó, người chơi có toàn quyền sở hữu tài sản có liên quan, làm chủ quá trình tham gia của mình. Tất cả các giao dịch trên Web3 là vĩnh viễn và có thể xác minh công khai. Điều này có thể làm thay đổi cách chơi game từ trước đến giờ.
Với Web3, chúng ta có thể chuyển từ “trả tiền để chơi” (pay-to-play) sang “chơi để kiếm tiền” (play-to-earn). Bên cạnh niềm vui, người chơi còn có thể thu được ích tài chính từ việc chơi game thông qua việc giao dịch tài sản trên các thị trường khác nhau. Tài sản thường tồn tại dưới dạng mã thông báo có thể thay thế hoặc không thể thay thế (NFT). Những tính năng mới này chính là cơ hội của chúng ta trong thị trường Web3.
Thế hệ web và trò chơi
Trước khi chuyển trọng tâm sang thiết kế trò chơi Web3, hãy cùng lướt qua các thế hệ công nghệ internet và trò chơi đã và đang tồn tại.
Hình ảnh trên cho bạn thấy ba lớp cơ bản của một cấu trúc web. Chúng bao gồm các lớp giao thức, nền tảng và ứng dụng. Nếu không có nền tảng và giao thức, các ứng dụng tốt nhất cũng không thể tồn tại. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các nền tảng đáng tin cậy, giờ đây các nhà phát triển có thể bỏ qua việc xử lý các giao thức trực tiếp. Đổi lại, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho frontend và do đó, tạo ra các ứng dụng tốt hơn hoặc trong trường hợp của Web3 là các dapp.
Tương tự, chúng ta sẽ xem xét các thế hệ trò chơi:
Như bạn có thể thấy trong hình trên, ở dưới cùng chúng ta vẫn có lớp giao thức. Tuy nhiên, khi di chuyển lên trên, chúng ta sẽ có lớp phần mềm trung gian và lớp trò chơi ở trên cùng. Nhưng hãy lưu ý rằng Moralis và sự tích hợp của nó với Unity đã cho phép các nhà phát triển tạo ra các trò chơi Web3 và thậm chí là metaverse của riêng Web3.
Thiết kế trò chơi Web3
Với những điều cơ bản trên, chúng ta đã sẵn sàng tập trung vào thiết kế trò chơi Web3. Nhưng trước tiên, hãy lưu ý rằng các lợi ích và cơ hội độc đáo của công nghệ blockchain cũng sẽ yêu cầu một thiết kế trò chơi độc đáo. Tất nhiên, giống như thiết kế trò chơi truyền thống, không tồn tại một giải pháp độc nhất phù hợp cho tất cả mọi thứ. Tất cả phụ thuộc vào các chi tiết của dự án. Các dự án có thể khác nhau rất nhiều về quy mô và tính chất, bao gồm họa sĩ, nhà làm phim hoạt hình, chuyên gia âm thanh, nhà thiết kế đồ họa, lập trình viên, nhà tiếp thị, nhà sản xuất, chuyên gia QA, chuyên gia bán hàng, nhà phân tích dữ liệu, dịch giả, nhà văn, v.v.
Khi người dùng kì vọng càng nhiều, trò chơi điện tử sẽ càng phức tạp - không trừ trò chơi Web3. Tuy nhiên, nhờ GameFi, trò chơi Web3 có thể thành công với các đặc điểm của một trò chơi đơn giản, đặc biệt là khi chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu của trò chơi.
Quy trình thiết kế trò chơi Web3 điển hình nhất tuân theo mô hình của trò chơi truyền thống:
Hình ảnh trên chỉ ra các công đoạn điển hình nhất. Giai đoạn lập kế hoạch là lúc các đội quyết định mình sẽ làm trò chơi gì và người dùng sẽ tương tác với nó như thế nào. Công đoạn này đặc biệt quan trọng trong thiết kế trò chơi Web3 vì nó liên quan nhiều đến các tính năng tiền điện tử. Giai đoạn tiền sản xuất là để tạo mẫu và thử nghiệm, chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất, nơi phần lớn trò chơi sẽ được tạo ra. Đây là lúc các nhà phát triển sẽ nhập các dòng mã và nội dung cuối cùng. Tiếp theo là thời gian thử nghiệm. Thông thường, sau khi thử nghiệm, chúng ta sẽ có giai đoạn tiền công bố để phát hành bản beta. Cuối cùng, nhóm sẽ công bố chính thức và khởi chạy trò chơi.
Ngày nay người dùng có xu hướng mong chờ những thay đổi và sự phát triển của trò chơi sau khi ra mắt. Do đó, các nhà phát triển sẽ liên tục cải tiến trò chơi bằng cách lặp đi lặp lại các bước kể trên.
Thiết kế và người chơi trò chơi Web3
Phần mềm tốt phải lấy người dùng làm trung tâm. Trò chơi thì phải tiến xa hơn nữa. Trọng tâm của trò chơi là mang lại niềm vui cho người chơi - nghĩa là phải lấy người chơi làm trung tâm:
Để hiểu được người chơi yêu thích cái gì, bạn cần xem xét tính cách của người chơi. Hình ảnh dưới đây minh họa bốn kiểu người chơi thường gặp trong trò chơi xã hội hoặc trò chơi nhiều người chơi:
Hình ảnh trên chỉ ra rằng những người ưa thành tích muốn di chuyển khắp thế giới để chinh phục các cột mốc khác nhau. Họ cũng thích thu thập phần thưởng để cải thiện thành tích của mình. Những người ưa trải nghiệm thì quan tâm nhiều hơn đến hành trình khám phá thế giới bằng cách tương tác với nó. Thành tích không có nhiều giá trị với họ.
Người chơi còn có thể được phân loại dựa trên thói quen chi tiêu của họ (xem hình ảnh bên dưới). Khía cạnh này cũng khá quan trọng khi xem xét đến khả năng sinh lời của trò chơi. Đặc biệt trong các mô hình miễn phí để chơi, các giao dịch vi mô đóng vai trò khá quan trọng.
Loại người chơi Web3
Khi tập trung vào trò chơi Web3, chúng ta sẽ thấy một số loại người chơi mới:
Như hình ảnh trên cho thấy, bên cạnh người chơi, chúng ta còn có những người lao động và các nhà đầu tư. Từ ba loại này chúng ta có thể phân chia thêm thành nhiều tiểu loại. Trong nhóm người chơi chúng ta có "người thận trọng", "con bạc" và "dân chơi". Trong nhóm những người lao động, chúng ta có “nhà đầu tư thầm lặng”, “nhà đầu cơ thị trường” và “người làm thuê”. Và đừng quên điểm tên "tỉ phú tiền điện tử", "người đón đầu xu thế" và "doanh nhân đang lên" trong số các nhà đầu tư.
Xem xét các loại người chơi này là khá quan trọng khi nói đến thiết kế trò chơi Web3. Bằng việc quyết định loại người chơi mà chúng ta muốn nhắm mục tiêu, chúng ta có thể chọn giải quyết hoặc không giải quyết nhu cầu của từng nhóm người chơi cụ thể. Sau đó, chúng ta cần xem xét các đặc điểm nhân dạng, động cơ tham gia, hoạt động tài sản và chiến lược giữ chân đối với từng nhóm. Với bốn khía cạnh này, chúng ta sẽ xác định điều gì làm cho những người chơi mục tiêu này trở nên độc đáo như việc họ muốn làm, thứ họ muốn tương tác và điều họ muốn quan tâm.
Vòng lặp trong thiết kế trò chơi
Bất cứ khi nào chúng ta muốn tổ chức một quy trình thiết kế trò chơi Web3 đúng chuẩn, chúng ta đều cần xét tới “sự tham gia của người chơi”. Hãy nghĩ đến sự tham gia của họ trong một loạt các hành động lặp đi lặp lại - các vòng lặp. Ở dạng đơn giản nhất, một vòng lặp có ba giai đoạn là hành động, phần thưởng và phần mở rộng.
Hãy xem xét những giai đoạn này trong trường hợp của Pacman. Ở đây, hành động là người dùng di chuyển Pacman về hướng mà họ muốn. Phần thưởng có dạng tiền xu và viên năng lượng mà Pacman thu thập được khi di chuyển. Những viên năng lượng này sẽ mở rộng khả năng hành động của người chơi và do đó trở thành phần mở rộng của vòng lặp.
Một trò chơi truyền thống hay một trò chơi Web3 đều chứa một số lượng vòng lặp nhất định. Chúng thường là các vòng kết xuất, vòng lặp chơi trò chơi, vòng lặp cốt lõi và vòng lặp meta. Dưới đây là tổng quan về từng loại vòng lặp này:
Vòng lặp kết xuất:
- Tập trung vào một công cụ trò chơi.
- Khung thời gian: thường tính bằng mili giây.
- Tạo ra cảm giác trơn tru cho trò chơi. Thường được các nhà phát triển chú ý hơn là các nhà thiết kế.
Vòng lặp chơi trò chơi:
- Tập trung vào hành động của người chơi.
- Khung thời gian: thường tính bằng giây.
- Tạo ra niềm vui cho người chơi.
Vòng lặp cốt lõi:
- Là nhịp tim của trò chơi.
- Khung thời gian: thường tính bằng phút.
- Giới thiệu các quy tắc của trò chơi.
Vòng lặp Meta:
- Thiết lập tầm nhìn dài hạn của trò chơi.
- Khung thời gian: thường là bất kỳ thứ gì từ vài ngày đến vài năm.
- Tạo ra bối cảnh cho trò chơi.
Vòng lặp trong thiết kế trò chơi Web3
Khi thiết kế trò chơi Web3, tất cả các vòng lặp kể trên đều đóng một vai trò quan trọng. Nhưng thường vòng lặp meta sẽ được chú ý đến nhiều hơn. Hơn nữa, trong Web3, chúng tôi còn ghi nhận được sự mở rộng bổ sung của một vòng lặp điển hình:
Với các khía cạnh tài chính được tích hợp trong trò chơi Web3, giai đoạn phần thưởng của vòng lặp trò chơi trở nên thú vị hơn rất nhiều. Bởi người chơi có thể giao dịch tài sản tiền điện tử của họ hoặc sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về sự mở rộng trong các vòng lặp Web3, hãy xem video bên dưới lúc 09:08.
Thiết kế trò chơi Web3 với Moralis
Như đã đề cập trong phần giới thiệu, Moralis là nền tảng phát triển Web3 tối thượng. Nhờ có Moralis Metaverse SDK, nó cũng là công cụ tốt nhất khi đi sâu vào thiết kế trò chơi Web3. Nếu bạn đã biết dùng Unity, bạn có thể dễ dàng kết nối với SDK của Moralis. Do đó, bạn có thể giải quyết các vấn đề backend liên quan đến blockchain chỉ bằng hành động chép - dán. Việc sử dụng các đoạn mã ngắn từ tài liệu của Moralis sẽ tăng tốc độ làm việc của bạn. Từ đó, bạn có thể để dành tài nguyên để tạo ra một giao diện người dùng Web3 đẹp hơn.
Moralis cũng cung cấp cho bạn một quy trình làm việc duy nhất để xây dựng các dapp hiệu suất cao. Nền tảng một cửa này giúp bạn bỏ qua tất cả các hạn chế của các nút RPC. Ngoài ra, Moralis còn tích hợp các công cụ Web3 phi thường khác. Chúng bao gồm IPFS, MetaMask và WalletConnect. Bạn có thể kết nối người dùng với WalletConnect hoặc xác thực bằng MetaMask. Bạn cũng có thể tải các thư mục lên IPFS. Nhờ đó, bạn có thể đáp ứng nhu cầu xác thực Web3 và lưu trữ tệp phi tập trung của dapps bằng cách sử dụng các dòng mã đơn. Chưa kể các tích hợp khác của Moralis còn cho phép bạn xác thực Web3 qua email và đăng nhập mạng xã hội Web3. Như vậy, việc kết nối ví Web3 với tài khoản Twitter sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, và từ đấy bạn có thể thúc đẩy sự tham gia của người dùng Web3.
Sau khi bạn đã triển khai đăng nhập Web3, Moralis cũng giúp bạn quản lý các phiên người dùng và danh tính chuỗi chéo. Bạn cũng có quyền truy cập vào bảng điều khiển Moralis (cơ sở dữ liệu). Như vậy, bạn có thể đồng bộ hóa và lập chỉ mục các sự kiện hợp đồng thông minh cũng như lập chỉ mục blockchain. Cơ sở dữ liệu này cũng có thể lưu trữ dữ liệu ngoài chuỗi. Về cơ bản, Moralis Metaverse SDK giúp thiết kế trò chơi Web3 đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy tạo tài khoản Moralis miễn phí của bạn ngay hôm nay và giải quyết các thách thức Web3 hàng tuần từ Moralis Projects!
Tóm tắt
Trong bài viết hôm nay, bạn đã phát hiện ra rằng thiết kế trò chơi Web3 không khác nhiều so với thiết kế trò chơi truyền thống. Tuy nhiên, vì nó có các khía cạnh tài chính và tài sản tiền điện tử có thể chuyển nhượng nên bạn sẽ có nhiều thách thức và cơ hội hơn. Trò chơi Web3 cũng có thể được thiết kế theo cách cho phép người chơi tham gia vào quản trị. Điều này thường được thực hiện thông qua mã thông báo quản trị. Do đó, điều quan trọng nhất là lập một kế hoạch phù hợp.
Bạn đã học được những kiến thức cơ bản về Web3 và trò chơi trên Web3. Bạn đã khảo sát sự phát triển của web và trò chơi cũng như tìm hiểu về Moralis. Như vậy, bây giờ bạn đã sẵn sàng để thực hiện bước tiếp theo trong lập trình blockchain. Nếu bạn thành thạo JavaScript hoặc Unity, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện một số dự án thực tế. Ví dụ: bạn có thể xây dựng một trò chơi metaverse thời trung cổ, một MMORPG Web3 hoặc một trò chơi Web3 2D đơn giản.
Mặt khác, bạn có thể muốn khám phá các chủ đề phát triển blockchain khác. Nếu đúng như vậy, hãy truy cập kênh YouTube và blog của Moralis. Ở đó chúng ta có cách kết nối ví Web3 với một trang web, tiện ích NFT, trả lời câu hỏi “Solana là gì?”, khám phá cách phát triển bản sao Web3 Netflix hoặc dịch vụ phát trực tuyến video Web3, cách thiết lập ví BNB, ví ETH hoặc ví đa chuỗi. Bạn cũng có thể tìm thấy những lớp học về tiền điện tử miễn phí tại đây.
Nếu ước mơ của bạn là nhanh chóng trở thành một nhà phát triển Web3, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc ghi danh vào Học viện Moralis. Ở đó, bạn sẽ truy cập vào các khóa học phát triển blockchain hàng đầu, có được một cộng đồng tiến bộ và sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cố vấn chuyên gia nổi tiếng.
Dịch bởi Trịnh Quỳnh Dung từ moralis.io