Thiết kế trò chơi Blockchain P2E
Mục đích của bài viết này là cung cấp cái nhìn chuyên sâu từ đầu về thiết kế tổng thể của mô hình Chơi để kiếm tiền (Play to Earn - P2E) dựa trên Blockchain.
Mục đích
Mục đích của bài viết này là cung cấp cái nhìn chuyên sâu từ đầu về thiết kế tổng thể của mô hình Chơi để kiếm tiền (Play to Earn - P2E) dựa trên Blockchain. Các trò chơi được lấy ví dụ dựa vào độ phổ biến là chính. Một số trò chơi là những bản phát hành hoàn toàn mới nên sẽ không phổ biến lắm, nhưng tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu đưa chúng vào để xem mọi thứ có thể thay đổi hoặc sẽ thay đổi như thế nào.
Danh sách trò chơi lấy ví dụ:
Axie Infinity
Gods Unchained
Splinterlands
Alien Worlds
Farmers World
Upland
Beast Garden
Sunflower Farmers (Mới)
Một lần nữa, sự lựa chọn như trên chỉ đơn thuần là để minh họa cho bài viết và chủ yếu tập trung vào tính đa dạng trong thiết kế.
Các yếu tố thiết kế cấp cao
Hãy bắt đầu với việc xem xét chủ đề tổng thể trong thiết kế của các trò chơi Blockchain P2E:
Ý tưởng là bạn bắt đầu với NFT (hoặc trong trường hợp Chơi miễn phí là thẻ mô phỏng NFT) hoặc là một số mã thông báo tiền tệ. Sau đó, bạn cho phép một số hình thức như khai thác hoặc chiến đấu để kiếm phần thưởng, thường ở dạng NFT hoặc mã thông báo tiền tệ. NFT và tiền tệ có thể mua được thông qua thị trường, nơi đóng vai trò là đầu vào và đầu ra của "thu nhập" người chơi. Trọng điểm của thiết kế tổng thể là ngươi chơi được khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, tạo ra các giá trị thông qua việc chơi hoặc bán hoặc đầu tư vào các giá trị đó để giữ cho mọi thứ hoạt động.
Hãy đối chiếu điều này với thiết kế F2P đơn giản như Gacha hoặc bất kỳ trò chơi nào có yếu tố sưu tầm mà bạn biết:
Sự khác biệt của F2P là:
Bạn vào chơi miễn phí, nhận được một bộ sưu tập để bắt đầu nhưng không thể bán bộ sưu tập đó để kiếm tiền. Bạn cũng không thể trao đổi hoặc tặng vật phẩm, dù vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Thường có một loại tiền tệ miễn phí và một loại tiền tệ cao cấp mua bằng loại tiền miễn phí nhưng không được phép đổi ngược lại.
Điều này làm tôi nhớ đến yếu tố giúp cho hầu hết các trò chơi sòng bạc trên thiết bị di động trở nên hợp pháp: bạn có thể bỏ tiền vào nhưng không thể rút tiền ra.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét một số trò chơi mà bạn có thể lấy tiền ra, là P2E thời kì đầu.
Nhà đấu giá Diablo 3
Diablo 2 là một trong những trò chơi nổi tiếng nhất nhờ hoạt động "thu thập chiến lợi phẩm", cho tới khi nhà thiết kế tính toán lại mọi thứ và đưa vào trò chơi các "hộp skinner" như các trò chơi di động sau này. Người chơi lập tức tìm mọi cách để trao đổi vật phẩm, họ thậm chí còn mua bán vật phẩm qua các trang web của bên thứ 3 như eBay. Mặc dù điều này bị phản đối, nhưng việc trao đổi vẫn tiếp diễn và thực sự đang hồi sinh trong bản làm lại được phát hành gần đây. Những người chơi thực dụng có thể săn tìm chiến lợi phẩm rồi bán chúng lấy tiền, nhưng để kiếm được những vật phẩm bán được giá thì những người chơi đó cũng phải đánh đổi bằng nhiều may mắn và vô số thời gian.
Sau khi nhận ra vấn đề, Blizzard đã bổ sung hai loại nhà đấu giá vào Diablo 3, một cho tiền thật và một cho tiền trong trò chơi. Nhưng thật không may, chúng đã phản tác dụng và trở thành một trong số những nguyên nhân khiến Diablo 3 không bao giờ có được thành công như Diablo 2. Việc thu thập chiến lợi phẩm là động lực chính của Diablo, và việc có thể mua được chiến lợi phẩm đã khiến cho động lực trong người chơi yếu dần. Chiến lợi phẩm chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không thực sự tham gia vào trò chơi; và khi người chơi lợi dụng chiến lợi phẩm để kiếm chác, trò chơi sụp đổ và Blizzard đã buộc phải loại bỏ cả hai nhà đấu giá.
Blizzard cũng có một trò chơi khác thành công hơn một chút về mặt này, World of Warcraft. WoW bao gồm một nhà đấu giá, nhưng đó chỉ là tiền ảo. Do một số khác biệt trong thiết kế trò chơi như sự tồn tại của các vật phẩm ràng buộc (hay còn gọi là vật phẩm không thể giao dịch) và nội dung cuối trò chơi, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Phần thú vị là làm sao đó mà người chơi WoW vẫn hình thành một dòng chảy tiền thật thông qua việc đào vàng. Mặc dù không phải hiện tượng gì đặc biệt, nhưng việc cày tiền ảo và bán lại trên các trang web của bên thứ 3 đã trở thành một mô hình kinh doanh tốt ở những nơi như Trung Quốc, được gọi là "nông dân cày vàng Trung Quốc". Về cơ bản, bất kỳ trò chơi nào cho phép bạn kiếm chác và giao dịch, sẽ có khả năng phát triển các thị trường xám / đen như trên.
Thật thú vị khi đối chiếu những ví dụ này với thiết kế trò chơi P2E. Đầu tiên, việc cày vàng phần nào giống với những người chơi Axie Infinity ở Philippines, mặc dù có một số điểm khác biệt. Cả hai đều dựa trên ý tưởng thực hiện hoạt động ở quốc gia có chi phí sinh hoạt thấp để biến lợi nhuận làm tiền lương. Sự khác biệt xoay quanh cấu trúc quản lý cũng nhiều hơn một chút. Trong việc cày vàng, cần phải có người tổ chức mọi thứ bao gồm các trang web để bán, tiếp thị và một mức lương ổn định cùng với các chi phí chung. Còn trong trường hợp của Axie, người chơi độc lập hơn vì thị trường được tích hợp sẵn trong trò chơi, giống như Diablo 3.
Rồi thị trường của Axie khác với nhà đấu giá tiền thật của Diablo 3 như thế nào? Không giống như Diablo 3, bản thân thị trường của Axie không làm mất đi mục đích chơi. Tất nhiên, điều đó không đảm bảo rằng nó bền vững hơn. Khi nói đến việc mua NFT, có những lý do không phải lúc nào cũng trực tiếp dẫn đến một vòng lặp trò chơi. Bạn có thể mua vì lý do thu thập hoặc lý do đầu cơ. Và ít nhất trên lý thuyết, NFT tồn tại bên ngoài trò chơi được bởi vì chúng tồn tại trên Blockchain. Điều này có nghĩa là giao dịch không chỉ tồn tại trong trò chơi mà còn sử dụng được trên thị trường của bên thứ ba. Trên thực tế, tất cả điều này đều phụ thuộc vào việc triển khai NFT, Blockchain, thiết kế trò chơi, v.v. Chính những yếu tố bên ngoài này mang lại cảm giác giá trị và ít gắn bó với vòng lặp trò chơi.
Trò chơi trao đổi thẻ bài
Một ví dụ khác trong thế giới thực đã có từ trước cả Diablo 2 là giao dịch trong các trò chơi trao đổi thẻ bài (hoặc thẻ bóng chày nếu bạn muốn bỏ qua khía cạnh trò chơi). Trò chơi thẻ bài là một ví dụ ban đầu của việc kết hợp sưu tầm với việc chơi trò chơi, mặc dù các trò chơi nguyên thủy hơn như "bắn bi" đã tồn tại trước đó. Trò chơi thẻ bài lớn đầu tiên, Magic: The Gathering, được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại vật chất và cho phép thị trường thứ cấp tồn tại. Giống như với NFT, các nhà đầu tư cuối cùng đã xuất hiện để thiết lập giá trị thẻ dựa trên cả độ hiếm và sức mạnh cũng như tiện ích trong trò chơi. Trớ trêu thay, cú hit lớn đầu tiên mà bitcoin nhận được là sự sụp đổ của Mt Gox, vốn là viết tắt của Magic: The Gathering nền tảng trực tuyến! Magic: The Gathering đã sớm hiểu ra thực tế khắc nghiệt khi độ hiếm ảnh hưởng đến nhu cầu và giá trị cảm nhận của người chơi, đặc biệt khi trò chơi được tái bản do nổi tiếng. Đây là bài học mà những nhà thiết kế trò chơi dựa trên NFT cần ghi nhớ, cũng như các nhà phát hành của Magic: The Gathering đã rút ra được sau khi phục hồi và tiếp tục thành công cho đến ngày nay.
Một điểm khác biệt chính ở các trò chơi trao đổi thẻ bài là ở dạng vật chất, không có cách chơi giống nhau để kiếm tiền. Chắc chắn rằng bạn có thể chơi kiểu cạnh tranh và kiếm lợi nhuận theo cách đó, nhưng điều đó chỉ giới hạn ở một nhóm nhỏ những người chơi vừa giỏi vừa có kỹ năng. Điều thú vị là thiết kế ban đầu của Magic: The Gathering đã thực sự bao gồm một hình thức lợi nhuận trong trò chơi. Theo các quy tắc ban đầu, bạn có thể chiếm thẻ của đối thủ bằng cách đánh bại người chơi sở hữu thẻ bài đó. Luật này nhận được kha khá phản hồi tiêu cực nhưng vẫn được áp dụng sau đó với phiên bản POG và bị loại bỏ trong phiên bản NFT và KOGS. Việc kết hợp mô hình Chơi miễn phí với các trò chơi thẻ bài kỹ thuật số đã cho phép bạn cày thẻ, nhưng sẽ lấy đi khả năng thu lợi nhuận từ chúng. Có một số ngoại lệ, chẳng hạn như giao dịch được phép trong ứng dụng Pokémon (sẽ được thay thế trong năm nay bằng ứng dụng không cho phép giao dịch).
Richard Garfield, người sáng lập Magic: The Gathering thực sự muốn thử ý tưởng về thị trường kỹ thuật số trong trò chơi mà ông đã tạo cho Valve dựa trên DoTA 2, có tên là Artifact. Valve, chủ sở hữu Steam, cung cấp một thị trường kỹ thuật số cho các bộ sưu tập trò chơi như một loại tiền thân của NFT (trớ trêu thay, Valve không muốn liên quan gì đến tiền điện tử), vốn đã hình thành nên các nền kinh tế thương mại thú vị của riêng mình (tức là “Keys” và “Bill’s Hat”). Ý tưởng của Garfield là mang lại cảm giác sở hữu và giá trị cho các thẻ bài trong Artifact bằng cách làm cho chúng có thể bán được trên thị trường Steam. Nhưng thật không may cho cả Valve và Garfield, Artifact đã thất bại ngay khi ra mắt vì nhiều lý do. Nguyên nhân có thể do tiếp thị kém và khán giả không phù hợp, nhưng đó vẫn là một nỗ lực thú vị để phát triển NFT.
Các thành phần quan trọng của trò chơi NFT
Hãy cùng xem xét các khía cạnh quan trọng của thiết kế trò chơi NFT dựa trên các trò chơi hiện tại.
Trả tiền để Chơi (Pay to Play)
Yếu tố quan trọng đầu tiên, đặc biệt là trong thiết kế nền kinh tế trò chơi, là bạn có mất tiền để bắt đầu chơi hay không. Phần lớn các trò chơi được lấy mẫu trong bài viết yêu cầu bạn phải sở hữu 1 đến 3 NFT chỉ để bắt đầu chơi. Các NFT này thường được mua từ các thị trường khác nhau và được yêu cầu chuyển đổi sang ít nhất một dạng tiền điện tử và có khả năng là một hoặc hai mã thông báo. Ví dụ lớn nhất cho vấn đề này tất nhiên là Axie Infinity. Cũng có những tổ chức cố gắng giải quyết nhu cầu đầu tư trả trước này với "Guild" như Yield Guild Gaming.
Thực chất, bản thân chi phí trả trước không phải là một vấn đề gì đáng bàn (cả Diablo 3 lẫn các trò chơi thẻ bài đều tốn tiền để bắt đầu), mà vấn đề nằm ở nhu cầu khan hiếm giảm phát để giữ được giá trị. Các trò chơi thẻ bài thường có chi phí trả trước để "chơi cạnh tranh" vì thẻ cần thiết để chơi ở cấp độ cao thường đắt do độ hiếm và do nhu cầu. Tất nhiên, một điểm khác biệt nữa chính là bạn vẫn có thể chơi thẻ bài một cách ngẫu nhiên với chi phí thấp, nhưng không có cách nào để "kiếm tiền" với chúng. Trò chơi thẻ bài là một ví dụ quan trọng, vì trong các trò chơi được lấy mẫu, hai trong số ba ví dụ cho phép bạn chơi mà không cần trả tiền trước đều là dạng trò chơi thẻ bài, Gods Unchained và Splinterlands. Tuy nhiên, cả hai trò chơi này đều có cách giải quyết vấn đề kiếm tiền khác nhau.
Splinterlands cho bạn một bộ thẻ miễn phí, bạn có thể chơi nhưng không thể kiếm được bất kỳ phần thưởng nào. Để bắt đầu kiếm tiền, bạn sẽ cần trả một khoản phí nhỏ khoảng 10 đô để có được một cuốn sách phép. Tuy nhiên, như mong đợi trong các trò chơi thẻ bài, nếu bạn không đầu tư thẻ mạnh thì bạn sẽ chẳng kiếm được gì nhiều. Rất may, phần thưởng trò chơi bao gồm cả mã thông báo tiền tệ (Dark Energy Crystals, DEC) có thể được sử dụng để mua và thuê thẻ giúp tăng tỷ lệ thắng và do đó tăng thu nhập. Kiểu chơi này được người chơi coi là một hình thức Pay to Win có phần chấp nhận được vì thường vẫn có một thành phần kỹ năng cùng với sự may mắn trong các thẻ mà bạn có thể nhận được.
Trong khi đó, Gods Unchained là sự kết hợp của cả hai mô hình là Chơi miễn phí (Free to Play) và Miễn phí kiếm tiền (Free to Earn). Bạn có thể mua miễn phí các thẻ khởi đầu (những thẻ này không bán được). Chúng cho phép bạn kiếm mã thông báo tiền tệ (Flux và bây giờ là $ GODS), thứ giúp bạn "kết hợp" hai bản sao của thẻ miễn phí thành một NFT có thể được bán / giao dịch được. Tuy nhiên, như hầu hết các mô hình Chơi miễn phí khác, điều này sẽ liên quan đến một chút công sức mà tiền mang về cũng sẽ thấp hơn những người chơi có đầu tư vào thẻ.
Trong cả hai trò chơi, bạn có thể kiếm tiền dựa vào bộ sưu tập thẻ và đó cũng là một phần của hệ thống kinh tế, chúng khuyến khích bạn mua hàng. Cả hai trò chơi đều đủ hào phóng nhờ vận hành trò chơi trên các Blockchain không mất phí bảo trì (Splinterlands có trên Hive, Gods Unchained trên Immutable). Tuy nhiên, những gì thực sự được lưu trữ trên chuỗi lại khác vì Splinterlands hoạt động "trên chuỗi" nhiều hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi thẻ bài Blockchain F2P hào phóng hơn nữa, tôi khuyên bạn nên sử dụng Skyweaver (hiện đang trong giai đoạn beta kín, nhưng rất dễ để nhận được lời mời).
Liên quan đến một số trò chơi yêu cầu mua NFT trả trước, có một số thay đổi về mức đầu tư. Nhiều người có mối bận tâm trực tiếp đến chi phí đầu tư và thu nhập kỳ vọng, chẳng hạn như muốn có "công cụ" tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng trong các thể loại khai thác và trồng trọt (Alien Worlds, Farmers World, và Sunflower Farmers). Các trò chơi nuôi thú (Axie và Beast Garden) khác nhau về khoản đầu tư ban đầu nhiều hơn ở khía cạnh độ hiếm và kích thước của bộ sưu tập (giống như trò chơi thẻ bài). Tất cả những điều này cho phép bạn sử dụng thu nhập để mua thêm công cụ / vật nuôi và từ từ bắt kịp các nhà đầu tư ban đầu khác. Upland không bắt buộc phải mua đầu vào, nhưng trò chơi được thiết kế cực kỳ tẻ nhạt và không có khả năng bền vững đối với những người chơi miễn phí trong tương lai.
Các loại NFT
Các loại NFT trong trò chơi có xu hướng chia vào các danh mục lớn như: Vật nuôi / Nhân vật / Thẻ bài, Vật phẩm / Trang bị và Đất đai.
Các trò chơi dựa trên Thú cưng / Nhân vật / Thẻ bài thường được thiết kế xoay quanh khả năng thu thập và khả năng kết hợp. Điều này có nghĩa là bạn càng có nhiều vật phẩm càng tốt và cách bạn kết hợp chúng với nhau thành đội hoặc thành bộ là rất quan trọng. Thiết kế của các trò chơi thẻ bài thường có xu hướng dẫn người chơi đi thu thập và xây dựng bộ bài theo một số nguyên mẫu được ưa thích, còn thiết kế của các trò chơi NFT thì đặc biệt hơn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn.
Hãy xem một số trò chơi thực hiện điều đó. Axie Infinity và Beast Garden đều lấy cảm hứng Class / Element từ Pokémon. Điều này có nghĩa là sẽ cần những vật nuôi phù hợp để mang lại lợi thế tối đa trong một trận chiến đồng đội. Trong Beast Garden, quái vật có thời gian nghỉ hồi chiêu nên việc có nhiều quái hơn cũng như nhiều bản sao sẽ giúp bạn tăng thu nhập. Splinterlands cho phép xây dựng đội / bộ bài cho mỗi trận chiến dựa trên các quy tắc ngẫu nhiên, có nghĩa là bạn cần có nhiều loại thẻ để có thể tối đa hóa đội của mình đối với các ràng buộc.
Các bộ quy tắc khác nhau không chỉ ảnh hưởng đến cơ chế chơi mà đôi khi chúng sẽ không cho phép một số loại thẻ hoặc yếu tố nhất định được tham gia vào trận chiến. Trong Gods Unchained, bạn sẽ kiếm được nhiều Flux hơn (cần thiết để kết hợp kiếm tiền) khi giành được ba chiến thắng với mỗi vị thần, điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có nhiều lá bài tốt cho mỗi vị thần. Bạn nên ghi nhớ kỹ thuật này khi làm bất cứ điều gì với Thú cưng / Nhân vật / Thẻ bài để đảm bảo rằng bạn đang khuyến khích việc sưu tập!
Các trò chơi tập trung vào Vật phẩm / Thiết bị thường rơi vào loại khai thác / trồng trọt nhiều hơn. Vật phẩm được xem là "công cụ" nên thay vì nghiêng về thu thập, trò chơi là một dạng tiến trình tuyến tính. Cũng tồn tại sự đa dạng không tuyến tính, theo nghĩa là sưu tập công cụ theo các phong cách chơi khác nhau hoặc đúng hơn là theo cam kết về thời gian và đăng ký. Hệ thống tiến trình tuyến tính cung cấp cho người chơi một con đường rõ ràng để tăng thu nhập (trái với Axie, God's Unchained, Splinterlands và Beast Garden), nó khuyến khích đầu tư trực tiếp để mang lại mối quan hệ cho những người chơi giàu muốn tìm đường tắt lúc mới chơi. Người ta có thể tranh luận rằng những trò chơi khai thác / trồng trọt này có ít tính "trò chơi" hơn và chỉ mang tính chất kinh tế / mô hình đầu tư tương tác đơn thuần, nhưng Alien Worlds lại bao gồm cả yếu tố chiến lược và may mắn cùng một số tính năng khác như Nhiệm vụ. Các công cụ cũ thường được bán lại cho các tân thủ.
Hiện tại Upland là trò chơi duy nhất tập trung vào Đất đai, nhưng nhiều trò chơi khác đã hoặc sẽ phát triển theo dạng đó trong tương lai. Là một hình thức đầu tư thu nhập thụ động, đất đai sản xuất tài nguyên hoặc là địa điểm đánh thuế những người khác vào khai thác tài nguyên. Upland chủ yếu nói về quyền sở hữu đất đai vì bản chất độc quyền của nó tổng hợp các khía cạnh trò chơi về đất đai trong các trò chơi khác. Tuy nhiên, bên ngoài Upland, bản thân các vùng đất không cung cấp nhiều dạng thu nhập cũng như khả năng đầu tư vào lúc này.
Mã thông báo
Một bước ngoặt đối với các trò chơi kỹ thuật số truyền thống là các loại tiền ảo trong trò chơi Blockchain thường là "mã thông báo" (thường là ERC-20) được cho phép "thoát khỏi" nền kinh tế trò chơi thông qua thị trường và cho phép hoán đổi. Các mã thông báo tạo thành xương sống của nền kinh tế như một nguồn tài nguyên trò chơi và như một hình thức kiếm tiền. Một số trò chơi cho phép bạn kiếm NFT bằng cách chơi và một số trò chơi yêu cầu bạn chi tiêu số tiền kiếm được từ mã thông báo của mình để kiếm được nhiều NFT hơn. Đôi khi mã thông báo cũng là một yêu cầu để tạo NFT như trong Smooth Love Potions, để lai giống trong Axie Infinity và Flux trong Gods Unchained để đúc thẻ. Sự tồn tại của những loại tiền tệ dưới dạng mã thông báo ngoài trò chơi cho phép trao đổi bên ngoài tương tự như ví dụ đã phân tích trong WoW (còn Diablo 3 giống với thị trường NFT hơn).
Tuy nhiên, có thể có sự chênh lệch trong việc trao đổi các mã thông báo. Như Moonpay đã trở thành nhà cung cấp mã thông báo cho bên thứ ba (có tính phí) để mua trực tiếp các mã thông báo cụ thể của chuỗi mua hàng như WAX (cho Alien Worlds và Beast Garden) và Immutable X (Ethereum cho Gods Unchained). Splinterlands cũng có hình thức mua Tín dụng trực tiếp qua Paypal. Upland cho phép bạn mua UPX trực tiếp. Tuy nhiên, những hệ thống bán hàng dễ dàng hơn này không có nghĩa là bạn có thể bán các mã thông báo đi và biến chúng thành tiền mặt để rút. Quá trình này thường bao gồm nhiều cuộc trao đổi / hoán đổi mã thông báo phức tạp cộng với nhiều khoản phí phát sinh. Một trong những vấn đề tôi thấy là giá trị của các mã thông báo tiền tệ thường tăng đột biến do lãi đầu cơ cao, rồi ngay sau đó tụt nhanh xuống mức thấp theo thời gian khi có nhiều người chơi tham gia.
Bên cạnh mã thông báo tiền tệ, cũng có một loại mã thông báo quan trọng khác thường được thêm vào các trò chơi muộn hơn một chút nhưng vẫn rất quan trọng: mã thông báo quản trị. Khi một số trò chơi có các nhóm tập trung hoặc hội đồng người chơi để kiểm tra và tương tác với những gì người chơi muốn từ một trò chơi, các trò chơi dựa trên Blockchain có khả năng tạo cổ phần bằng mã thông báo quản trị. Trên thực tế, các mã thông báo quản trị có nhiều điểm trùng lặp với ý tưởng của các cổ đông công ty và vẫn đang trong quá trình đấu tranh về mặt pháp lý với các tổ chức như SEC nếu họ muốn hợp pháp hóa bất kỳ hình thức cổ tức nào.
Giống như các cổ đông, ý tưởng đằng sau mã thông báo quản trị là giá trị của chúng liên quan đến sức khỏe và sự ổn định của trò chơi. Thật không may, điều này thường mang lại một số vấn đề dễ lường trước: người chơi phàn nàn về thiết kế trò chơi kém, người chơi giàu có nhiều quyền kiểm soát hơn và thường thiển cận trong việc đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan. Tuy nhiên, ý tưởng này phù hợp với các giá trị dân chủ của trò chơi Blockchain và quyền sở hữu cộng đồng.
Splinterlands đã chứng kiến sự tăng trưởng và quan tâm rất lớn sau khi giới thiệu mã thông báo quản trị SPS của họ. Gods Unchained gần đây cũng giới thiệu mã thông báo GODS và có khá nhiều kế hoạch cho tiện ích của nó. Axie cũng giới thiệu AXS. Và Alien Worlds sử dụng một cách thú vị mã thông báo tiền tệ thông thường (TLM) để quản lý "Planetary DAO's" cho đất đai trên các hành tinh. Như đã đề cập trước đó, những mã thông báo này thường cung cấp phần thưởng cho việc đặt cược để giúp mang lại sự ổn định cho trò chơi.
Lối chơi
Lối chơi của các trò chơi NFT có xu hướng chia thành hai loại: Thời gian thực (truyền thống) hoặc Giao dịch. Theo thời gian thực nghĩa là tồn tại một số loại tương tác qua lại. Hình thức giao dịch thì phản ánh ý tưởng hoạt động nhiều hơn trên Blockchain, cung cấp những thứ như bằng chứng về sự công bằng và minh bạch cùng với việc không cần nhiều máy chủ. Việc ghi chép và tính toán tất cả các hành động của một trò chơi thời gian thực trực tiếp trên chuỗi nói chung là kém hiệu quả về mặt chi phí. Các giải pháp để cho phép chơi theo thời gian thực là những thứ như chuỗi bên hoặc tổng hợp không cần kiến thức để không phải ghi lại mọi thứ trên chuỗi chính.
Một số ví dụ về dạng giao dịch là Splinterlands và Beast Garden, nơi bạn xây dựng đội của mình sau đó "gửi" nó và nhận kết quả được tính toán sau khi trận chiến đã "tiến hành" trên chuỗi. Splinterlands đã định hình một lối chơi tương đối khác biệt so với các trò chơi thẻ bài điển hình. Kiểu trò chơi giao dịch thường bao gồm một lượng lớn giá trị ngẫu nhiên để giữ cho mọi thứ trở nên thú vị, chúng gần giống với một trận chiến với các xúc xắc tự động và ít giống một giao dịch tài chính. Trò chơi giao dịch trong các trò chơi khai thác / trồng trọt thường ít thú vị hơn và thường chỉ thay đổi theo sản lượng hoặc trong trường hợp của Alien Worlds, với các NFT không thường xuyên. Kiểu trò chơi thời gian thực trong Gods Unchained là một sự lặp lại tương đối đơn giản như của Hearthstone và có ít sự ảnh hưởng của hệ thống Blockchain.
Về lối chơi phong cách PVE và PVP, nó được phân chia chủ yếu giữa PVE là trò chơi khai thác / trồng trọt và PVP là trò chơi chiến đấu theo nhóm / thẻ bài. Một ngoại lệ thú vị là Beast Garden có chiến đấu theo nhóm PVE và việc bạn thực sự biết trước đội đối phương trước khi chọn đội của mình. Kỳ lạ ở chỗ, về mặt lý thuyết, bạn có thể xây dựng một nhóm phản công hoàn hảo, giả sử bạn có thú phù hợp. Cách họ làm cho mọi thứ trở nên thú vị là bổ sung các "xúc xắc" ngẫu nhiên như một yếu tố thúc đẩy may mắn. Khi bắt đầu một trận chiến, bạn có thể điều chỉnh "độ khó" để tăng sát thương cho đội đối phương nhưng cũng tăng phần thưởng nếu bạn giành chiến thắng. Đó là một cách thú vị để cung cấp sự không chắc chắn cho trò chơi.
Sunflower Farms là một trang trại thú vị mà thậm chí có thể gọi nó là một trò chơi vì không có gì bất trắc trong việc canh tác. Bạn chỉ cần hẹn giờ khi trồng một thứ gì đó với chi phí cố định và sau đó thu hoạch để thu lợi nhuận cố định (thường là khoảng gấp 2 lần chi phí trồng cây). Có một ngoại lệ nhỏ là khi khai thác các nguồn tài nguyên như gỗ từ cây, bạn sẽ nhận được một khoảng nhỏ là bao nhiêu gỗ. Tuy nhiên, nó không thực sự đủ để làm trò chơi trở nên thú vị.
Thời gian
Nếu chúng ta học được bất cứ điều gì từ các trò chơi di động, thì đó là cách chúng thúc đẩy nội dung và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách bổ sung đồng hồ đo năng lượng, bộ đếm thời gian, thời gian hồi chiêu và lịch hẹn, chúng tôi đã tìm ra cách điều chỉnh lối chơi để cân bằng hợp lý nền kinh tế và tính toán các vòng chơi theo thời gian. Thật không may, chúng tôi cũng biết được rằng mình có thể tính phí người chơi để khắc phục những hạn chế đó.
Trò chơi Blockchain cũng sử dụng bộ đếm thời gian, thời gian hồi chiêu và cổng tài nguyên theo cách tương tự. Điều này đặc biệt quan trọng khi toàn bộ nền kinh tế phải được cân bằng chặt chẽ để phần "kiếm được" hoạt động chính xác và không làm phá sản các hợp đồng thông minh hoặc bản thân nhà phát triển trò chơi.
Hãy xem một số ví dụ. Alien Worlds có thời gian nghỉ hồi chiêu đơn giản khi khai thác dựa trên công cụ bạn sử dụng và vùng đất bạn khai thác. Điều này không chỉ hạn chế việc khai thác mà còn cho phép một số phương sai khi chơi bằng cách sử dụng các công cụ khai thác thường xuyên hơn với số tiền ít hơn hoặc ít thường xuyên hơn. Sunflower Farms sử dụng thời gian có thể dự đoán trước để thu lợi từ thời gian hồi chiêu. Splinterlands kiểm soát tỷ lệ DEC bạn có thể giành được từ mỗi trận chiến theo thời gian. Axie có bộ đếm thời gian cho Axie từ lúc mới sinh tới khi trưởng thành. Upland có bộ đếm thời gian trước khi bạn có thể thu thập UPX của mình nhiều lần trong ngày. Beast Garden có bộ đếm thời gian nghỉ hồi chiêu cho các con thú trước khi chúng có thể được sử dụng lại cùng với chiến phí (FOCUS) dựa trên số lượng thú bạn có (và độ hiếm). Cuối cùng thì bộ đếm thời gian kết hợp với hệ thống khan hiếm là một phần quan trọng để đảm bảo thuật toán của bạn thành công.
Kết luận
Trò chơi Blockchain mới phát triển ở giai đoạn đầu tiên. Và trong giai đoạn đầu của bất kỳ trò chơi nào trên một công nghệ mới, đều có giai đoạn tái tạo lại, nơi các trò chơi đơn giản dần dần phát triển thành các trò chơi hiện đại và phức tạp hơn. Chúng ta đã thấy điều đó khi các trò chơi điện tử chuyển sang bảng điều khiển gia đình, từ bảng điều khiển gia đình sang máy tính, từ máy tính sang trò chơi web, từ trò chơi web sang trò chơi di động và bây giờ là từ trò chơi di động sang trò chơi Blockchain. Nếu bạn đủ lớn để nhớ các trò chơi BBS, chúng dường như thường bắt đầu công nghệ mới với web, thiết bị di động và bây giờ là Blockchain.
Tôi coi các trò chơi khai thác / trồng trọt là Giai đoạn 1, trong đó các trò chơi giống như các giao dịch Blockchain đơn giản, chỉ đơn giản là kết hợp áp dụng NFT để kiếm được mã thông báo. Đây giống như những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận chậm hơn là một trò chơi. Giai đoạn 2 thiên về các trò chơi chiến đấu, nơi có nhiều khía cạnh trò chơi hơn, sử dụng bộ sưu tập đa dạng hơn, nhưng cuối cùng nó vẫn chủ yếu là một giao dịch duy nhất. Trong giai đoạn này, mọi thứ vẫn diễn ra hoàn toàn trên chuỗi, nhưng do chi phí làm việc trên Ethereum cao, họ đang làm việc trên các chuỗi không tính phí như Hive và Wax.
Bây giờ khi có nhiều tùy chọn hơn như các Blockchain chi phí thấp, chúng ta có thể bước vào Giai đoạn 3. Gods Unchained đại diện cho các trò chơi theo phong cách truyền thống trong thời gian thực hơn, được hưởng lợi từ việc không làm mọi thứ theo chuỗi. Cũng có thể có một số trò chơi kết hợp như Skyweaver chủ yếu sử dụng chuỗi (Polygon trong trường hợp này) cho giao dịch NFT hơn là một trò chơi dựa trên Blockchain thực sự. Hiện tại, tính thể loại thì trò chơi thẻ bài, trò chơi nhập vai và trò chơi chiến thuật là phù hợp nhất với Blockchain. Đối với các trò chơi trên chuỗi, chúng ta bắt đầu thấy hai yếu tố đạt được tiến bộ vững chắc: khả năng tổng hợp và sử dụng NFT liên trò chơi.
Khả năng tổng hợp mang lại những khả năng thú vị về cộng tác và các chuyển động giống như mã nguồn mở. Tuy nhiên, vấn đề lớn mà chúng tôi có thể sẽ gặp phải là để các trò chơi trong trò chơi yêu cầu nhiều giải pháp hoạt động đủ hiệu quả thì sẽ cần Eth Sharding hoặc các sidechains rẻ hơn. Thật không may, tất cả những điều này gây ra vấn đề cho khả năng mở rộng thực sự vì chúng không thể liên kết với nhau.
Việc sử dụng NFT trong nhiều trò chơi là một lời hứa mà chúng tôi đã nghe thấy rất nhiều kể từ khi NFT trở thành hiện thực, nhưng tôi vẫn chưa thấy nó thực sự có kết quả ngoại trừ một số ví dụ cực kỳ hạn chế. Việc thúc đẩy "metaverses" ít nhất giúp làm nổi bật khái niệm nhưng không giải quyết được các vấn đề cơ bản. Raph Koster đã đưa ra những điểm đáng lưu ý về các vấn đề pháp lý (đặc biệt là liên quan đến bản quyền) vốn có trong ý tưởng về quyền sở hữu kỹ thuật số mà tôi thực sự khuyên bạn nên đọc. Hiện tại, những ý tưởng NFT liên trò chơi chủ yếu tồn tại dưới dạng quan hệ đối tác giữa các thương hiệu nhưng không có ý tưởng nào thực sự là về quyền tự do được cho là chúng ta có được từ "quyền sở hữu" NFT. Có các vấn đề về thiết kế "làm cách nào để chúng ta khiến thứ từ trò chơi X làm được điều gì đó đáng giá trong trò chơi Y", các vấn đề kỹ thuật về việc làm cho mã đó hoạt động bình thường để hoạt động với các NFT đó, chưa kể các vấn đề nội dung về cách bạn xử lý những thứ như nghệ thuật mà không cần công khai giấy phép và lưu trữ kiểu IPFS liên tục. Toàn bộ hệ sinh thái sẽ đặc biệt thú vị khi xem xét đến tất cả những điều này.